Lễ cúng động thổ và những nguyên tắc cần lưu ý

Chia sẻ tin này:

CafeLand – Theo tín ngưỡng, trước khi khởi công xây dựng công trình nào đó, người ta thường tiến hành lễ cúng động thổ. Bài viết dưới đây xin chia sẻ về những nguyên tắc cần chú ý khi cúng động thổ.

 Ý nghĩa của lễ cúng động thổ

Lễ cúng động thổ được xem là một việc đại sự quan trọng khi bắt đầu xây cất nhà mới, xây công trình, sửa chữa dự án nhà đất,… Hành động này có ý để xin phép thổ công cho những hành động đụng chạm tới đất đai trong phạm vi đó.

Lễ cúng động thổ

Đây là một nét văn hóa thể hiện truyền thống nhân văn của người Việt Nam, mong muốn công trình xây dựng được suôn sẻ và đây như một lời thông báo đến mọi người biết công trình được bắt đầu xây dựng.

Lưu ý khi làm lễ cúng động thổ

Chọn tuổi làm nhà, người làm lễ động thổ: Trong tín ngưỡng dân gian, hành động lựa chọn thời điểm khởi công dựng nhà hay tu sửa công trình dự án nhà đất thường sẽ chọn năm tuổi hợp với chủ nhà, chọn tháng đẹp, chọn ngày đẹp, chọn giờ hoàng đạo, chọn hướng xây cất hợp phong thủy để làm lễ động thổ xây dựng.

Xác định ngày giờ tốt để tổ chức lễ cúng động thổ: Lễ cúng động thổ là một nghi thức quan trọng nên trước hết phải chọn một ngày và giờ tốt không xung khắc với tuổi của chủ nhà để tổ chức lễ cúng động thổ.  Những người tham gia cúng động thổ phải ăn mặc gọn gàng chỉnh tế, thắp hương 4 hướng để báo cáo đất trời. Nếu mượn người hợp tuổi để làm nhà thì khi cúng động thổ, chủ đất phải tránh khỏi nơi làm nhà từ 50m trở lên sau khi hoàn thành việc động thổ mới trở về.

>> Phục vị là gì? Cách kiểm tra hướng phục vị khi mua nhà đất

Về lễ vật khi cúng động thổ, ở mỗi vùng miền địa phương sẽ có quy định về cách thức chuẩn bị và sắp xếp lễ động thổ của riêng mình. Thông thường cần phải có một con gà luộc, một đĩa xôi hoặc bánh chưng, một đĩa muối (muối sạch chưa qua sử dụng), một bát gạo, một bát nước, nữa lít rượu trắng, bao thuốc lá, chè, một bộ quần áo quan thần linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng, năm cái oản đỏ, năm lễ vàng tiền, năm quả cau, năm lá trầu hoặc 3 miếng trầu cau đã têm, một bộ đinh vàng hoa. Hoa cúng động thổ 9 bông màu đỏ, một đĩa muối gạo, một mâm ngủ quả (tùy thuộc vào từng vùng miền), ba hủ nhỏ đựng muối – gạo – nước.

Lưu ý khi làm lễ cúng động thổ

Về nghi thức cho lễ cúng động thổ: Sau khi chọn được ngày tốt làm nhà. Chọn một vị trí cao ráo đẹp ngay khu đất, bày đồ lể lên bàn.

Thắp 2 đèn cày đã chuẩn bị hai bên thắp lên 7 nén hương(với nam) 9 nén hương(với nữ), sau đó gia chủ vái 4 phương (mỗi phương 4 vái) xong quay vào mâm đọc văn khấn. Khi hương cháy được 2/3 thì rắc muối gạo 4 phía và hóa tiền vàng.

Lúc này bạn bắt đầu đào cuốc mấy nhát trên mảnh đất bạn muốn làm nhà. Rượu cúng được phun vào than của vàng mã và rót mới mọi người, các lễ vật xôi, gà, hoa quả đem mời mọi người tham gia xây dựng công trình ăn để kết thúc buổi lễ.

Để mâm cúng lễ động thổ được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo, gia chủ có thể liên hệ các công ty dịch vụ đồ cúng hoặc nhờ họ giúp đỡ.

(Thông tin bài viết chỉ có tính chất tham khảo)

>> Lễ nhập trạch là gì? Thủ tục làm lễ nhập trạch 

Hoàng Phương (TH)

Nhadat.cafeland.vn – Kênh mua bán nhà đất – bất động sản chính chủ hàng đầu Việt Nam
Chia sẻ tin này:

Các tin liên quan

Để lại một bình luận