Thuê phòng trọ là giải pháp nhiều người lựa chọn nhất là đối với những người lao động, sinh viên học xa nhà,… Để tránh tình trạng bị lừa đảo khi thuê phòng trọ, bạn cần lưu ý những điều sau.
1. Lừa đảo tiền đặt cọc giữ phòng
Với chiêu trò này, bạn sẽ thường thấy các tờ rơi thông báo cho thuê phòng trọ ở những vị trí gần các trường đại học, cao đẳng rất hấp dẫn với các thông tin “phòng trọ giá rẻ, phòng WC riêng, không chung chủ, giờ giấc tự do, bao điện, nước, wifi, giữ xe miễn phí,…”.
Khi đến xem phòng, người thuê sẽ được dẫn đến những căn phòng khang trang, rộng rãi cùng những ưu đãi “hời” so với giá thuê. Khi đó chủ nhà sẽ yêu cầu bạn đặt cọc một khoảng tiền từ 500.000đ để giữ chỗ.
Nhẹ dạ cả tin và tâm lý sợ mất phòng giá tốt, các bạn sinh viên sẽ đồng ý đặt cọc và ký vào giấy nhận đặt cọc với ghi chú nếu không vào ở sẽ mất cọc cùng nhiều thỏa thuận khác và hẹn ngày chuyển đến.
Tuy nhiên khi đến nhận phòng, thường phòng không như thỏa thuận ban đầu với các mức phí cao như phí gửi xe, điện nước, wifi,… bị làm khó dễ và không đơn giản lấy lại được tiền cọc. Nếu bạn làm cong thì sẽ được đưa đến các căn phòng xập xệ giá cao hơn hoặc bị dằn mặt bởi giang hồ.
Các Bạn chỉ tá hỏa rằng mình đã bị lừa đảo khi đến nhận phòng không như mong muốn, bị làm khó dễ và dĩ nhiên không đơn giản để lấy lại được tiền cọc. Nếu các Bạn làm căng thì hoặc là được đưa đến những căn phòng xập xệ với giá cao hơn hoặc bị những tay gian hồ dằn mặt, hăm dọa bằng nhiều cách để bạn phải bỏ cọc.
2. Tăng chi phí hàng tháng bất thường
Với chiêu trò này, chủ trọ sẽ nhiệt tình đưa ra giá phòng cùng những chi phí hàng tháng ưu đãi cho sinh viên. Sau một tháng, chủ trọ sẽ yêu cầu tăng tiền điện, nước, giữ xe liên tục. Nếu không chịu nổi chi phí cao sẽ tự chuyển đi và mất cọc.
>> Nhờ 3 lần mua nhà cũ sửa lại, tôi được ở nhà to
3. Địa chỉ “ma”
Đây là một trong những chiêu trò lừa đảo phổ biến mà nhiều người dính bẫy. Khi liên hệ đến xem phòng, bạn sẽ không được dẫn xem phòng với lý do có nhiều khu nhà trọ nên chỉ cần đặt cọc và giữ giấy đến nhận phòng.
Tuy nhiên, khi đến thì chủ trọ là một người khác hoặc địa chỉ được cho không hề có một khu nhà trọ nào cả.
4. Lừa đảo tiền “cò”
Với chiêu trò này các tay “cò” sẽ tìm thông tin nơi cho thuê phòng trọ và đăng lên các trang web, hội nhóm với thông tin hấp dẫn. Khi có người liên hệ thì họ sẽ rất nhiệt tình dẫn đi xem phòng nhưng là phòng khác với phòng trọ trên tin đăng, giá thật cao nhưng điều kiện thì tồi tàn và xập xệ. Cứ vài lần như thế thì bạn cũng trở nên chán nản rồi bỏ luôn khoản tiền cọc và tự đi tìm nơi khác cho thuê…
Sau đó, cò sẽ đòi bạn chi một khoảng tiền thù lao giới thiệu phòng và lời đe dọa nếu bạn không trả tiền.
5. Lừa đảo bằng chiêu ở ghép
Với tâm lý nhiều người trẻ muốn được chia sẻ bớt gánh nặng thuê phòng nên tìm đến việc ở ghép để đỡ chi phí. Lợi dụng điều này, những kẻ lừa đảo sẽ giả dạng người muốn ở ghép rồi lấy hết tài sản tiền bạc.
Khi vỡ lỡ, bạn cũng khó tìm được “bạn cùng phòng” vì họ cố tình đưa thông tin giả hoặc trì hoãn không cung cấp giấy tờ tùy thân.
Lưu ý khi đi thuê trọ
Để rơi vào “bẫy lừa đảo” khi thuê phòng trọ, sinh viên cần tìm hiểu thông tin, đến tận nơi để kiểm tra nơi thuê trọ.
– Kiểm tra kỹ thực trạng phòng trọ: cửa sổ, cửa ra vào có an toàn, thực trạng nhà vệ sinh, điện, nước, chỗ để xe, giờ giấc ra vào…
– Xác định và giao dịch đúng với chủ nhà trọ.
– Khi đặt cọc cần có giấy đặt cọc ghi đầy đủ chi tiết thông tin mức phí, giá cả, đầy đủ chữ ký, thông tin của cả hai bên. Tiền cọc chỉ đưa 50% giá bên nhà trọ đưa ra
– Nên ký hợp đồng khi thuê và trong đó cần ghi rõ các phí cơ bản như tiền phòng mỗi tháng, tiền điện nước, wifi, rác, tiền giữ xe,… Ghi rõ các trang thiết bị trong nhà hư thì bên thuê hay bên bán chịu trách nhiệm bỏ phí để sửa chữa?
Ngoài ra, nếu là sinh viên đi thuê thì nên rủ bạn đi chung hoặc xin thông tin của các anh chị khóa trên để có kinh nghiệm thuê phòng trọ. Khi có nhu cầu ở ghép, cần tìm hiểu rõ ràng danh tính người ở ghép. Những thông tin cơ bản bạn nhất định phải hỏi và xác minh như tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp, giờ giấc sinh hoạt,…
>> Thuận Kiều Plaza sau khi “thay áo mới” có còn hoang tan
Hoàng An (TH)