Chúng tôi trả giá bao nhiêu để được 1% phí môi giới?

Chia sẻ tin này:

Tôi viết bài này bằng tất cả nỗi lòng của một người dùng hết tuổi thanh xuân để làm nghề môi giới bất động sản, làm bằng trọn con tim.

Đánh đổi để nhận 1% phí môi giới

Thời gian làm việc không phải là 8 tiếng, mà là 16 tiếng, trừ lúc ngủ để chế độ im lặng. Bất cứ lúc nào cũng để điện thoại reo. Vì sao? Vì một cuộc điện thoại reo cũng có thể mang đến cơ hội, cũng có khi 100 cuộc điện thoại reo cũng không có cơ hội nào xuất hiện. Nhưng làm sao biết số đó có mang đến cơ hội hay không? Chỉ còn cách phải nghe. Chúng tôi nghe điện thoại xuyên suốt một ngày. Giờ cơm cũng ngưng ăn cơm để nghe điện thoại, nghe để tư vấn, nghe để tập trung nghe và tìm giải pháp cho quý khách hàng.

Vậy ai? Ai hiểu điều này, những bữa ăn bỏ bữa, những cuộc sum họp gia đình phải bỏ, những giờ ở bên người thân không lúc nào trọn vẹn. Vậy 1% của anh chị quý khách hàng có trả cho chúng tôi thời gian vàng bạc này không? Hay quý khách nghĩ rằng đã làm môi giới phải chịu thôi, kể than cái gì, tôi viết ra không phải kể mà viết ra để khách hàng hiểu rằng 1% của anh chị chúng tôi nhận được so với ngày qua ngày, cống hiến và làm việc thật sự thấm vào đâu? Thời gian qua, cơ hội qua, khoảnh khắc nhớ đời bị nhỡ đi vì chăm lo cho khách, xong rồi ai nhớ bạn là ai? Vâng, chúng tôi chả là ai cả.

Không dám bỏ sót cuộc gọi nào từ số lạ…

Khi nhận một cuộc gọi điện thoại từ quý khách hàng, bắt đầu lên dây cót, gọi vài chục cuộc tìm hàng, tìm sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Mấy chục cuộc điện thoại đó, chi phí là bao nhiêu? Ai trả, ai biết. Và quý khách hàng là ai? Chỉ là một người xa lạ, đang có tiền và cần mua nhà. Quý khách gọi, chúng tôi nghe và giữa chúng ta chẳng hề có bất cứ sự cam kết ràng buộc nào. Nhưng chúng tôi làm vì biết rằng giá trị kết nối, vai trò của chúng tôi rất quan trọng, giúp tối đa.

Căn hộ chung cư đang là sự lựa chọn tuyệt vời cho những gia đình trẻ.

Nhưng được công nhận hay không, là một chuyện khác. Nào ai quan tâm. Chỉ có nỗi lòng của người làm nghề chân chính mới hiểu. Làm cả một ngày, lực hao mòn, chi phí ra đi và chưa thấy thu lại gì, và việc này xảy ra ngày này qua ngày khác. Nhiều người nhiều lúc những tưởng sẽ dừng. Nhưng, khi chỉ cần một cuộc gọi từ khách hàng gọi đến, bao nhiêu máu yêu nghề nổi lên, thế là chiến tiếp.

Khi dẫn quý khách đi xem nhà. Dẫn đi xem nhà nếu không giỏi giao tiếp, không khéo giao tiếp thì việc hai bên bán và bên mua tự xin số điện thoại nhau để tự làm việc. Những câu nói quen thuộc đại loại như: Em yên tâm, có giao dịch sẽ báo em, có gì phát sinh sẽ báo, xin số điện thoại chứ không bỏ qua em đâu, anh chị hiểu nghề của em, anh chị hiểu. Có gì báo em. Thử hỏi bao nhiêu giao dịch tự đi đến với nhau tôi đâu biết em, kể cả tìm em cũng không biết tìm đâu?

>> Học cách bán nhà siêu đẳng của “bà hoàng” bất động sản Mỹ

Đôi khi chỉ cần lời cảm ơn…

Một lời cảm ơn cũng không thấy? Nói cảm ơn thì kỳ chẳng khác nào cho em biết vì em mà tôi mua được căn nhà. Nếu không cảm thấy ngại ngại xíu, nhưng cả đời này biết bao giờ gặp lại, thế có gì phải lăn tăn. Vâng, mồ hôi rơi, nước mắt rơi, những ai đã lăn xả hy sinh vì nghề môi giới đều hiểu sự yếu thế của việc làm môi giới yếu kinh nghiệm, yếu cách xử lý tình huống. Trước sau gì cũng bị mất khách, mất hàng. Và làm công không, làm từ thiện một cách vô danh, rất nhiều. Thật sự no đủ làm từ thiện thì bình thường thôi, nhưng nghèo đói như môi giới làm từ thiện cho người giàu thì nhiều vô số kể.

Khi quý khách mua bán nhà đụng tới pháp lý, có biết 99 cái mà 1 cái không biết, quý khách cũng đâu có đánh giá môi giới cao, làm việc phải làm trọn vẹn, làm để một lần được chết trong vinh quang cũng làm, làm để giữ lòng tự trọng, làm để giữ nhân cách và được cái gì sau đó? Để được nhận một lời khen của quý khách? Hay làm để nhận hàng loạt hỷ, nộ, ái ố mọi sự nóng giận khách chửi đều nghe và nghe một cách dạ, thưa.

Khách mắng cũng nghe, khách nóng chửi sảng cũng nghe, khách chửi thề cũng ráng nghe… ngoài ăn uống như người thường, chúng tôi những người làm môi giới chân thành, bất cứ sai lầm, bất cứ lỗi nào xảy ra chúng tôi sẽ giải quyết hậu quả bằng cả trách nhiệm với nghề. Lòng người khó lường, luật, pháp lý chưa rõ ràng nên một giao dịch chuẩn hóa cần rất nhiều điều kiện lý tưởng. Ngược lại, người môi giới phải thật sự cừ khôi, đa năng để có đủ sức giải quyết mọi vấn đề để hoàn thành giao dịch bất động sản một cách trọn vẹn nhất.

Cắt xén tiền phí môi giới vì… tiếc!

Khi giao dịch xong, giai đoạn trả 1% không phải quý khách nào cũng nghĩ trách nhiệm phải trả. Trước và sau khi bán thái độ thay đổi, lòng người thay đổi. Sự tiếc nuối 1% phải trả thấy cao quá, thấy nhiều quá, thấy không xứng đáng. Tìm hết cách trừ này, cớ khác để trừ phí, hẹn trả phí vì không muốn trả. Nếu khóc mà ra máu không ra nước mắt, khóc vậy để thể hiện sự cùng cực của nghề, chắc chúng tôi đã khóc ra một cái khăn đầy máu.

Vậy, tại sao tôi không dùng kỹ năng khéo léo để kê giá lấy 2,3,4%, để tư vấn siêu cao hơn, vẽ ra những bức tranh hợp lý màu mè hơn, dẫn dắt quý khách để lấy phí cao cho đã đời, vì nhiều khách mơ hồ về việc bán nhà, cho thuê nhà, chúng tôi dư sức dụ. Nhưng tại sao nói không? Vì niềm đam mê nghề mãnh liệt, vì một lòng quyết tâm xây dựng và làm nghề một cách chân chính, mà chính tôi và rất nhiều người đồng nghiệp đã trải qua nhiều cảnh dở khóc dở cười, gian dối dễ sống hơn thật thà. Thật thà cho đã cuối cùng nhận được là sự đa nghi, thiếu tôn trọng và đôi lúc chỉ là giá trị lợi dụng tạm thời.

Đứng trước lòng người, tiền, mọi thứ đều có thể đổi thay. Để làm được nghề không có gì khác ngoài dám hy sinh, dám phấn đấu, dám nỗ lực không ngừng, dám thất bại và dám vượt lên chính mình để tồn tại trong một môi trường đầy cám dỗ, đầy thách thức và đầy cơ hội. Nghề môi giới khác lắm, nếu như bán hủ tiếu cực khổ thức khuya dậy sớm bán được một tô cầm được tiền một tô, thấy được ngay giá trị bỏ ra. Còn nghề môi giới làm 100 việc đôi khi như công giã tràng, để thích ứng và dám làm chân chính bắt buộc phải có bản lĩnh, mở rộng tư duy, nâng cao kỹ năng chinh phục thuyết phục logic, hợp lý, sức chịu đựng cao nhất có thể.

Hứa với lòng dù hoàn cảnh có đổi thay thì khí chất phải có, lòng tự trọng phải được đặt lên cao hơn đồng tiền vô cảm. Trách nhiệm và niềm tin vào nghề môi giới luôn đặt ở ngưỡng cao nhất. Không cần ai hiểu, muốn hiểu hãy cảm nhận nghề môi giới bằng cách nhìn tôn trọng và thân thiện với môi giới. Như thế những người làm nghề chân chính với chúng tôi là đủ hạnh phúc!

Vậy sau cùng quý khách hàng thấy đó, 1% anh chị trả phí cho chúng tôi có phải là to lớn lắm không? Để nhận được số tiền này là trầy tay trầy chân, đánh đổi chiến đấu rất nhiều…

>> “Nỗi khổ” nghề môi giới bất động sản Việt Nam

Linh Kona (Konareal)

Chia sẻ tin này:

Các tin liên quan

Để lại một bình luận